Chào mừng các bạn đã quay trở lại với Haychess, gần đây nhiều bạn mới chơi thắc mắc về các nước cản trong cờ tướng. Làm sao để khi nào quân bị cản, khi nào quân được đi/ăn?
Để giải đáp vấn đề này thì mình tách riêng ra làm 1 bài để giải thích sâu hơn cho các bạn dễ hiểu. Nếu bạn nào chưa biết chơi cờ HayChess có thể tham khảo:
Hướng dẫn cách chơi cờ tướng – Luật đánh cờ tướng Haychess
Nào không dài dòng nữa, chúng ta đi luôn vào vấn đề chính ngay thôi!
Thông thường mọi người hay gặp vấn đề về nước cản mã và nước cản tượng. Chính vì thế mà tôi sẽ chia sẻ sâu hơn về 2 loại này nhé!
Nước cản Mã
Mã là quân có lối di chuyển đặc thù nhất trong cờ tướng, không giống các quân xe hoặc pháo. Mã di chuyển 1 đường dọc và 1 đường chéo. Chi tiết di chuyển quân mã bạn xem hình dưới đây:
Các nước quân mã có thể di chuyển
Vậy khi nào mã bị cản? Rất đơn giản thôi khi trên đường di chuyển quân mã ngay tại giao điểm đầu tiên trên đoạn thẳng nếu có quân trấn giữ (bất kể quân địch hoặc quân ta) thì phía trước sẽ không thể di chuyển. Chi tiết bạn xem hình dưới:
Quân mã bị cản khi phí trước lối đi có quân canh giữ
Đó là lý do vì sao trong cờ tướng có tình trạng quân mã nọ đuổi quân mã kia mà không thể ăn. Nguyên do chính là 1 quân mã bị cản và quân còn lại vẫn rộng đường di chuyển và tấn công.
Cản Mã là nên những tình huống gay cấn và kinh điển trong cờ tướng. Từ đó là cho bộ môn trí tuệ này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Đối với Cờ HayChess cũng áp dụng luật cản mã này vào, các bạn khi chơi nên chú ý những nước cản mã để tránh mất quân đáng tiếc.
Nước cản tượng
Ngoài cản mã ra thì trong cờ tướng những nước cản tượng (hay kẹt tượng) cũng làm nên nhiều trận đấu hấp dẫn. Không khó hiểu như cản mã, nước cản tượng dễ nhìn và dễ hiểu hơn nhiều.
Nước đi của tượng
Tuy nhiên nằm giữa đường đi của tượng mà có 1 quân đứng khi đó tượng sẽ bị cản và không đi được đến điểm tiếp theo. Chi tiết bạn xem hình dưới đây:
Quân tượng bị cản do trên đường đi bị mã chặn
Như bạn thấy đấy, để cản tượng chỉ cần trên đường chéo tượng đi chặn 1 quân vào là được. Nhưng thực tế các cao thủ thường dùng xe để bảo vệ lộ này, đảm bảo đôi tượng có thể giao chân nhau mà không bị cản.
Trong bàn cờ chỉ có 2 quân mã và tượng là nước cản hơi khác một chút. Còn lại các quân di chuyển ngang dọc thì trên đường đi có quân chặn là không thể di chuyển tiếp được.
Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã hiểu hơn về nước cản trong cờ tướng rồi đúng không? Còn chờ gì nữa mà không bắt đầu ngay tại Cờ tướng HayChess thôi!